Cách chữa đi tiểu liên tục, không tự chủ

Sợ hãi những chuyến xe đường dài, són tiểu khi ho, gắng sức, cười to hay thậm chí đi tiểu khi không vào kịp nhà vệ sinh là những triệu triệu chứng và nỗi ám ảnh của những người mắc chứng đi tiểu không tự chủ.

cach-chua-di-tieu-lien-tuc-tieu-khong-tu-chu
Tình trạng đi tiểu không tự chủ có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhưng tập chung chủ yếu ở phụ nữ: mang thai, thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón. Theo báo cáo của tổ chức y học Mỹ, có đến 25% phụ nữ dưới 21 tuổi, và hơn 50% phụ nữ trên 40 tuổi mắc chứng đi tiểu không tự chủ.
Nguyên nhân đi tiểu không tự chủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ như:
– Bệnh lý đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến, bướu hay sỏi bàng quang…).
– Rối loạn hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang do tổn thương não hay tủy sống (bệnh Parkinson, Alzeimer, đột quỵ…).
– Do stress tạo áp lực, căng thẳng lên bàng quang.
– Cơ sàn chậu bị suy yếu do tuổi tác, mang thai…
– Bàng quang bị kích thích do bia, rượu, cà phê…
– Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai hay sau khi sinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh…
Nếu bạn đang mắc chứng đi tiểu gấp, không kiểm soát hãy đến ngay bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị đúng hướng.  Một số nhóm thuốc gợi ý được sử dụng trong điều trị như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh (nhóm beta-lactamin, quinolon…) được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Nhóm thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, tolterodin, darifenacin…) có tác dụng thư giãn bàng quang nên thường được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do thôi thúc.
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, duloxetin…) được sử dụng trong điểu trị tiểu không tự chủ do căng thẳng hay do thôi thúc.
  • Estrogen: một nội tiết tố sinh dục nữ được bổ sung với liều thấp ở dạng kem thoa hay thuốc đặt âm đạo… thường được sử dụng điều trị tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh do thiếu hụt estrogen.

Ngoài ra, bệnh nhân đi tiểu không kiểm soát cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống và chế độ luyện tập thể dục thể thao để đẩy lùi những nguyên nhân sinh lý gây ra tình trạng này:

  • Chế độ ăn uống:

+ Hạn chế bia, rượu, cà phê, chè, nước giải khát và các thức ăn cay, giàu axit (cam, bưởi, chanh…) có thể làm gia tăng hoạt động ở bàng quang, dẫn đến són tiểu.
+ Chú trọng xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, giàu chất xơ để tránh tình trạng táo bón.
+ Một sai lầm khác mà những bệnh nhân đi tiểu không tự chủ hay mắc phải đó là việc hạn chế uống nước. Điều này sẽ làm nước tiểu đặc lại và càng kích thích bàng quang hơn. Do đó, tình trạng đi tiểu không tự chủ không những không được kiểm soát mà ngày càng gia tăng trầm trọng. Hãy uống nhiều nước hơn khi bạn mắc tình trạng đi tiểu không tự chủ

  • Chế độ luyện tập:

Người bị bệnh đi tiểu không tự chủ cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao (đi bộ, bơi lội…), thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, tránh béo phì, thay đổi lối sống như không hút thuốc, tránh các chất kích thích, tập thói quen đi tiểu đúng giờ… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị tiểu không tự chủ!

Trả lời