TRẺ BỊ MUỖI ĐỐT MÙA HÈ PHẢI LÀM SAO?

Mùa hè là thời điểm muỗi xuất hiện nhiều nhất. Vì thế khi mùa hè đến cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng ngừa trẻ bị muỗi đốt. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ giảm đau, ngứa khi bị muỗi đốt.

tre bi muoi dot

Tại sao muỗi đốt lại sưng và ngứa?

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.
Muỗi thường tấn công trẻ ồ ạt vào ban đêm. Ngay cả chỉ với một con muỗi vo ve trong màn, chúng cũng có thể phá bĩnh giấc ngủ ngon ban đêm của trẻ. Đặc biệt khi bị muỗi đốt, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu suốt đêm vì ngứa.

Triệu chứng ngứa và sưng mà trẻ thường phải chịu trận khi bị muỗi đốt thực sự là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được hiện diện trong nước bọt của những con muỗi. Khi muỗi đốt cũng đồng nghĩa với việc muỗi đang tiêm một chút nước bọt để “gây tê tại chỗ”. Vì thế, đây là lý do khiến trẻ không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.
Chút nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể trẻ cho đến khi chúng đã no nê.

Khi ấy, cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với cuộc xâm lược đột ngột này của các chú muỗi. Vì thế, quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện trên làn da trẻ là những vết sưng và ngứa. Trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng và ngứa hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn.

tre ngu bi muoi dot
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị muỗi đốt

Thông thường sau khi bị muỗi đốt, da bé bị ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút (khoảng 1-3mm), sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Bị muỗi đốt, ngoài bị mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ… bé có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, viêm não.

Phương pháp điều trị khi trẻ bị muỗi đốt
Với bé sơ sinh: Khi bé bị muỗi đốt, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm bôi lên. Da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.
Với bé lớn hơn, mẹ có thể pha loãng dấm, xoa lên nốt muỗi đốt, rồi đắp lên đó một mếng gạc. Cách tốt nhất là các mẹ có thể bôi tinh dầu tràm. Nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng. Hoặc mẹ có thể cắt lát/miếng khoai tây, xoa vào chỗ muỗi đốt cho bé càng sớm càng tốt. Khoảng 5 phút, mẹ lại cắt tiếp 1 lát nữa xoa cho bé. Nốt muỗi đốt không sưng, không ngứa và không để lại sẹo.
Sau khi bé bị muỗi đốt trong vòng 5 phút, mẹ có thể bôi dầu Tràm hoặc dùng bông thấm nước muối đặc, xoa cho bé trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch cho bé. Nốt muỗi đốt sẽ không bị sưng và đỡ ngứa.
Để tránh sẹo thâm cho bé khi bị muỗi đốt, tinh dầu tràm là giải pháp tốt nhất để thoa chúng vào những vết thâm hoặc sẹo. Tinh dầu tràm giúp khắc phục các vết sẹo thâm xuất hiện sáng màu và mịn màng hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng Mosidick- dung dịch thảo dược chiết xuất từ cam thảo có tác dụng chống viêm mạnh, hiệu quả giảm ngứa, giảm sưng tấy sau 2 lần sử dụng.

Trả lời