Tại sao trẻ bị đái dầm?

Sinh lý đường dẫn niệu và động tác tiểu tiện:

đái dầm ở trẻ
Nước tiểu được đổ từ bể thận theo niệu quản vào bàng quang, thể tích nước tiểu trong bàng quang tăng dần, cho đến khi đạt được 1 áp suất nhất định, gây ra phản xạ tiểu tiện, làm cho cơ thắt cổ bàng quang mở ra cho nước tiểu chảy qua niệu đạo ra ngoài. Ở người trưởng thành bàng quang chứa đươc 700-800ml nước tiểu.
Cơ trơn cổ bàng quang dày lên tạo ra cơ thắt trên, trương lực của cơ thắt trên có tác dụng ngăn nước tiểu thoát vào niệu đạo. Trung tâm giao cảm nằm ở tủy sống thắt lưng 5, tủy cùng 1 và 2 chi phối hoạt động của bàng quang. Kích thích dây giao cảm chi phối bàng quang có tác dụng giãn cơ trơn bàng quang, ngăn nước tiểu chảy vào niệu đạo. Trung tâm phó giao cảm nằm ở tủy sống cùng 2 và 3 cho các sợi chi phối bàng quang, kích thích dây phó giao cảm này làm cho cơ thành bàng quang và giãn cơ thắt trên cổ bàng quang làm cho nước tiểu chảy vào niệu đạo.
Phía dưới cơ thắt trơn là cơ thắt vân(hay cơ thắt ngoài). Cơ thắt vân chịu sự chi phối của vỏ não thông qua dây thần kinh thẹn, do đó cơ thắt vân có khả năng đóng mở theo ý muốn.

      Hình ảnh bàng quang và hệ thần kinh chi phối hoạt động bàng quang.

Chú giải:
Ureter: niệu quản
 Bladder neck: cổ bàng quang
External sphincter: Cơ vòng ngoài bàng quang
Động tác tiểu tiện: khi nước tiểu trong bàng quang khoảng 400  ml sẽ kích thích bộ phận nhận cảm áp suất gây ra phản xạ tiểu tiện. Các xung cảm giác kích thích trung tâm phó giao cảm chi phối bàng quang làm co cơ thành bàng quang và giãn cơ thắt trơn. Co cơ thành bàng quang làm áp suất bàng quang tăng, kích thích sợi cảm giác về vỏ não gây cảm giác buồn đi tiểu, dưới sự chỉ đạo của vỏ não cơ thắt vân giãn gây động tác tiểu tiện. Tổn thương vỏ não hay hôn mê, gây mất phản xạ tiểu tiện dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.

                                      Hình ảnh giải phẫu đường dẫn niệu.

Chú giải:          Ureter: Niệu quản
Bladder: bàng quang
Bladder neck: cổ bàng quang
Urethra: Niệu đạo
Urethral sphincter: Cơ vòng niệu đạo
Điều hoà hoạt động tiểu tiện?
           Các cơ và dây thần kinh của hệ tiết niệu phải hoạt động một cách có phối hợp với bàng quang để thực hiện hai chức năng chính là lưu trữ và loại bỏ nước tiểu. Dây thần kinh mang thông điệp từ bàng quang lên não và sau đó từ não đến các cơ của bàng quang, đưa lệnh thắt chặt hoặc thả lỏng cơ, cho phép bàng quang tống xuất khi đi tiểu.
Có hai thành phần chính của một chu kỳ tiểu tiện bình thường của bàng quang: lưu trữ và tống xuất.
Bàng quang ban đầu sẽ được làm đầy (chứa đựng nước tiểu) dưới một áp suất thấp. Điều này đòi hỏi cả hai loại cơ cùng thư giãn với khả năng đàn hồi của thành bàng quang để kích hoạt bàng quang giãn rộng dưới áp suất thấp. Đồng thời các cơ thắt là cần thiết để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu. Để cho bàng quang có thể xuất nước tiểu, cơ vòng phải được thư giãn sau một hồi co thắt bàng quang. Bất kỳ bất thường trong hai thành phần của chu kỳ tiểu tiện đều dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang.
Trẻ bị đái dầm là do đâu?
Trẻ gặp vấn đề về cơ vòng cổ bàng quang và dây thần kinh chi phối hệ tiết niệu.

Trả lời