NỖI TRĂN TRỞ CỦA MẸ TÍT

Năm nào cũng vậy, cứ khi thời tiết chuyển dần sang nóng là cu Tít lại nổi đầy rôm ở cả người và đầu. Cộng thêm bản tính hiếu động, chạy nhảy nghịch ngợm cả ngày càng làm mồ hôi ra nhiều, bé càng khó chịu, ngứa ngáy. Có những hôm con ngứa quá gãi loét vết rôm gây tình trạng nhiễm trùng, phải dùng tới cả kháng sinh để điều trị.

Nghiên cứu, tổng hợp nhiều nguồn thông tin trên internet, Mẹ Tít quyết định mua phấn rôm về sức cho con với hi vọng cải thiện tình trạng rôm sảy của Tít. Ai ngờ càng sức vết rôm càng đỏ ửng thậm chí còn xuất hiện các mụn mủ, mụn nhọt. Mẹ cũng cho Tít ăn nhiều hoa quả cho mát nhưng xem ra nốt rôm cứng đầu vẫn đứng yên, không di chuyển.
Đây không phải là câu chuyện và cuộc chiến với rôm sảy mụn nhọt của riêng mẹ con Cu Tít mà còn với hầu hết các bà mẹ khi con dưới 5 tuổi cũng đã từng đau đầu đi tìm lời đáp cho vấn đề này.
Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp điều trị rôm sảy mụn nhọt?

mẹ và bé

Theo y học cổ truyền, bản chất của mụn nhọt là do chức năng hoạt động của tạng phủ trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, do đó không đủ sức để thanh thải độc tố ra khỏi cơ thể. Những độc tố đó ngưng tích lại là tiền để phát sinh rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, ăn ngủ không ngon. Bên cạnh đó tác động của việc gãi ngứa làm vết rôm loét ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập, gây nhiêm trùng nguy hiểm.

 Vì vậy, để điều trị rôm sảy mụn nhọt cần chú trọng vào các thuốc thanh nhiệt giải độc từ bên trong như: sài đất, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thổ phục linh, hạ khô thảo. Bên cạnh đó, các vị thuốc sử dụng cần tác động vào các kinh như: phế, thận, can, tỳ-những cơ quan chịu trách nhiệm thải độc của cơ thể, kích thích đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
 Mẹ cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị rốm sảy cho bé như : 
– Bài 1: Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.
– Bài 2: Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.
– Bài 3: Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.
– Bài 4: Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.
– Bài 5: Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.
– Bài 6: Dùng lá kinh giới khô nấu sôi khoảng 10 phút rồi pha nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá tươi vò nát, pha nước tắm. Hay dùng một hay hai trái khổ qua (mướp đắng) tươi giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.

Trả lời