Nguyên nhân gây mụn nhọt, mẩn ngứa ở trẻ em

Rôm sẩy, mụn nhọt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa hè. Rôm sảy khiến trẻ rất khó chịu, ngứa ngày, ăn ngủ không ngon và là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trung huyết.
Vậy nguyên nhân gây mụn nhọt mẩn ngứa là do đâu?

Theo quan điểm của Y-Dược học cổ truyền: mụn nhọt sinh ra là do sự tích tụ nhiệt độc trong cơ thể mà nguyên nhân căn bản là do chức năng hoạt động của các tạng, phủ quá yếu, không đủ sức thanh thải chất độc trong quá trình chuyển hóa sinh ra. Các chất độc đó ngưng tích lại tạo điều kiện để phát sinh mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa và dị ứng. Bên cạnh đó, côn trùng, rắn rết cắn và ăn các đồ ăn chứa nhiều chất ngọt, chất béo, thức ăn cay nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến tích độc cơ thể

Y học hiện đại cho rằng: Vào mùa nóng, mồ hôi sẽ được tăng tiết để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên nếu mồ hôi tiết nhiều mà không thoát ra được hết sẽ bị ứ đọng trong miệng ống tuyến bã. Miệng ống dễ bị bụi, chất nhờn bít kín khiến làn da nổi nhiều sẩn nhỏ lấm tâm màu hồng, mọc thành từng đám, đặc biệt là các vùng như trán, cổ lung, ngực, các nếp gấp của cơ thể…Bình thường rôm sảy xuất hiện khi trời nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm sẽ tự lặn mà không gây nguy hại gì. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mụn rôm làm trẻ ngứa ngáy, gãi nhiều dẫn tới việc da bị sây sát, nhiễm khuẩn tạo thành mụn, nhọt.
Mụn nhọt nhất là các mụn đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng gây ra. Đây là các cầu khuẩn có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên việc gãi ngứa của bé gây ảnh hưởng tới lớp sừng trên da là điều kiện thuận lợi để các tụ cầu vàng chui vào nang lông gây bệnh, có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy ngay từ khi bé bị rôm sảy, các bà mẹ cần tìm các biện pháp để điều trị tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bé sau này.

tre-bi-rom-say

Chăm sóc trẻ khi bị mụn:

  • Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ bằng cách năng tắm rửa để mồ hôi được bài tiết một cách dễ dàng
  • Cho các bé mặc quần áo vải mỏng, rộng nhạt màu, các loại sợi tự nhiên tăng thấm mồ hôi, tránh vải nylon gây bí.
  • Hạn chế cho bé ăn các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc thanh nhiệt có nguồn gốc từ thảo dược như: sài đất, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thổ phục linh, hạ khô thảo quy vào các kinh như phế, thận, can, tỳ- các cơ quan đào thải chất độc của cơ thể, kích thích đào thải độc tố ra khỏi cơ thể để điều trị mụn nhọt cho trẻ.

Trả lời