Hệ miễn dịch của bé

1. Miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ.

2. Các cơ quan và tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch

  • Đáp ứng miễn dịch là một quá trình bảo vệ rất quan trọng và phức tạp, là kết quả của sự hợp tác nhiều loại cơ quan, tổ chức và các tế bào khác nhau để nhận diện và phản ứng với kháng nguyên.

2.1 Cơ quan tham gia vào hệ thống miễn dịch

  • Vai trò: Cơ quan lympho là nơi sản sinh, huấn luyện và tàng trữ các tế bào lympho được chia thành: cơ quan lympho trung ương và cơ quan lympho ngoại vi.
  • Cơ quan lympho trung ương:

– Là nơi biệt hóa tế bào nguồn thành tế bào lympho chín không cần sự kích thích của kháng nguyên.
– Tuyến ức được chia thành vùng vỏ và vùng tủy.
– Các tế bào nguồn từ tủy xương di cư đến tuyến ức, tại vùng vỏ các tiền tế bào T được biệt hóa phân chia nhiều lần thành tế bào T chín và đi vào vùng tủy. Vùng tủy là nơi tiếp tục biệt hóa của các tế bào T chín thành các lympho bào T chức năng và rời tuyến vaò máu đến các cơ quan lympho ngoại vi. Như vậy tuyến ức là nơi đảm nhận chức năng huấn luyện, phân chia, biệt hóa các lympho bào dòng T.

  • Cơ quan lympho ngoại vi
  • Là nơi cư trú của tế bào lympho đã được biệt hóa.

– Cơ quan lympho có lách và hạch lympho:
+ Lách: có chức năng lọc, dự trữ máu cho cơ thể, tập trung kháng nguyên xâm nhập bằng đường tĩnh mạch rồi tạo đáp ứng miễn dịch chống lại.
+ Hạch lympho: là nơi các tế bào miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên. Các vật lạ phải di chuyển theo những mạch nhỏ và hẹp với vận tốc nhỏ để tiếp xúc với đại thực bào và các tế bào lympho. Đôi khi VSV vượt qua hạch trước nhưng lại bị giữ lại ở hạch sau. Khi bị nhiễm trùng, VSV vượt qua tất cả hạch để vào máu, tuy nhiên, hệ thống hạch đã làm chậm sự nhiễm trùng để kịp thời huy động hệ miễn dịch đặc hiệu.
2.2 Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch

  • Các tế bào của hệ thống miễn dịch đều được sinh ra từ các tế bào nguồn ở tủy xương.
  • Các tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch bao gồm:

+ Lympho T: là tế bào chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
+ Lympho B: chịu trách nhiệm đáo ứng miễn dịch qua dịch thể
+ Tế bào NK
+ Đại thực bào
+ Bạch cầu hạt trung tính
+ Bạch cầu hạt ái kiềm
+ Bạch cầu hạt ái toan.

3. Hệ miễn dịch của trẻ có khác gì so với hệ miễn dịch của người lớn?

  • Đặc điểm hệ thống miễn dịch của bé

Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai, trong ba tháng cuối của thai kỳ, các kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua nhau thai, các kháng thể này có tác dụng bảo vệ bé tạm thời, được gọi là “miễn dịch thụ động”. Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó. Bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể từ mẹ qua con, giúp thay thế lượng kháng thể đã giảm. Các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp duy trì miễn dịch thụ động ở trẻ lâu hơn. Giai đoạn trẻ ngừng bú sữa mẹ và bắt đầu ăn dặm các kháng thể trẻ nhận được từ mẹ sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian, hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virut tấn công.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, nằm rải rác trong người của bé, từ vùng hầu họng, xuống tuyến ức, tới lách, đường ruột và hệ thống bạch huyết rộng khắp, đóng vai trò như những “cổng thành” đêm ngày canh gác, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Do còn non nớt, chưa được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả của “hệ thống canh gác” này còn rất hạn chế.

Trả lời