Nên làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng?

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà.

Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh.

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà.
-Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Lợi ích của tiêm chủng là rất lớn, nó dự phòng cho hàng triệu trẻ em khỏi mắc bệnh và tử vong. Trong khi đó nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp, thường liên quan đến cơ địa của trẻ.
Các phản ứng sau tiêm chủng cần biết:

bé sốt

– Đau tại chỗ tiêm .
– Quấy khóc thường do đau.
– Sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24 – 48 giờ.
– Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần.
– Một số ít có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban.
– Có thể rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ dễ kích động, trẻ bứt rứt khó chịu thoáng qua.

Các dấu hiệu nặng sau tiêm chủng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:
– Sốt cao trên 39oC.
– Co giật.
– Tay chân lạnh, tím tái.
– Thở khó, co lõm ngực .
– Bứt rứt, quấy khóc nhiều không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.
– Lừ đừ, bỏ bú.
– Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Giải pháp cho vẫn đề này, bố mẹ nên:
– Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng, bố mẹ cần cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt.
– Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh
– Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng, cho bé uống nhiều nước hơn.
Dinh dưỡng cho bé: Sau khi tiêm, bé thường có cảm giác chán ăn, bỏ bữa. Vì vậy, cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu, cho trẻ bú thường xuyên hơn.
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.
Đừng buộc trẻ phải đi hoạc di chuyển nếu chúng không muốn: Phần lớn các mũi tiêm vắc – xin dành cho trẻ sơ sinh nhỏ đều được thực hiện ở phần đùi, ngoại trừ một số mũi tiêm ở bắp tay. Vị trí bị tiêm thường sưng tấy và rất đau nhức, khiến trẻ gặp khó khăn trong chuyện di chuyển. Vì vậy, nên hạn chế việc bò, đứng, hoạc bước đi, có thể khiến vết tiêm thêm sưng tấy
– Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin ( thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thông dụng) cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.
Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Trả lời