Giải pháp khi trẻ bị mụn nhọt mẩn ngứa

Cách điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa mề đay hoặc rôm sảy cho bé

       Nhiều người quan niệm mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy là bệnh lành tính và thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu chữa trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị khỏi bệnh?

Cơ chế bệnh sinh

       Theo Tây y, khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn, mẩn ngứa. Đặc biệt, mụn nhọt hay gặp ở trẻ yếu, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) ở lỗ chân lông gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh. Nếu không điều trị đúng có thể biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, biến chứng vào máu gây nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới tử vong.
Theo Đông Y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh thường là do gan yếu không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy và mụn nhọt. Bệnh hay gặp vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, khói bụi ô nhiễm, cơ thể người tiết ra nhiều mồ hôi. Bệnh thường bị tái phát nhiều lần – ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.

Tìm gốc của bệnh để điều trị

       Các chuyên gia Đông y cho biết, muốn điều trị triệt để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khỏe tạm thời. Còn về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc và nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc, tránh hoàn toàn mụn nhọt. Y học cổ truyền thường dùng các thảo dược thanh nhiệt như: Diệp hạ châu, biển súc, bồ công anh…
Ngoài ra, để phòng mụn nhọt, phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.
Hiện nay, thế giới có hơn 2 tỉ người lành mang trong mình những nguy cơ mắc bệnh về gan, và hầu hết mọi người không biết trong mình có mang những nguy cơ đó. Cuộc sống ngày càng hiện đại, môi trường sống ngày càng ô nhiễm, uống nhiều bia rượu, ăn uống không điều độ, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại kể cả trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Tất cả các chất gây độc khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa và rất nhiều các chất chuyển hóa trung gian này có thể ảnh hưởng có hại cho gan.
Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh gan:
  •  Vàng da, vàng mắt, người mệt mỏi, các loại men gan tăng cao.
  •  Cảm giác chướng bụng, chán ăn, sợ các đồ ăn mỡ.
  •  Ban ngứa, mụn nhọt, trứng cá kéo dài, hay nổi mề đay hoặc bị dị ứng.
  •  Cảm giác gan to, căng nặng ở vùng hạ sườn phải…

Dấu hiệu cận lâm sàng (xét nghiệm):

      Bình thường, luôn có một số tế bào gan nhất định chết đi do quá trình lão hóa, và giải phóng một lượng men gan vào trong máu, do đó nồng độ men gan bình thường khoảng dưới 40 U/l huyết thanh. Khi có lượng men gan tăng lên càng nhiều, chứng tỏ các tế bào gan càng bị tổn thương trầm trọng. Men gan tăng từ 1-2 lần là mức độ nhẹ, 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do virus các loại A,B, C hoặc khi có tình trạng xơ gan, men gan tăng gấp từ 10 – 20 lần. Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết…) hoặc dùng thuốc chống lao (INH, Rifampicin, pyrazinamid…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin, Norfloxacin…) cũng có thể làm gia tăng men gan.

Chăm sóc bệnh gan

       Theo Đông y, các bệnh lý về gan trong đó các loại viêm gan (do siêu vi hoặc do bia rượu…) được xếp vào chứng hoàng đản trong y học cổ truyền. Ở những người cơ thể suy nhược, sinh hoạt không hợp lý, uống nhiều bia rượu, tình chí không thoải mái, Can không được sơ tiết thường làm tổn thương Tỳ Vị, lâu dài làm cho Tỳ Vị bị hư nhược. Khi gặp phải thời khí ôn dịch sẽ dẫn đến viêm gan.
Về điều trị viêm gan, thường phối hợp một số phương pháp bao gồm: Kiện tỳ, kích thích tiêu hóa hoặc Nhuận gan, giải độc. Đặc biệt, phương pháp nhuận gan, giải độc rất quan trọng, vừa nâng cao chức năng của gan vừa ngăn chặn được sự phát triển của các yếu tố gây độc cho tế bào gan.
Theo Y học hiện đại, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hóa lipid ở màng tế bào. Do đó, muốn bảo vệ gan, phải bắt đầu từ những chất chống oxy hóa có tính năng ức chế quá trình này.
Thực phẩm chức năng JoBee – thanh nhiệt mát gan được ứng dụng, chọn lọc các thảo dược trong Đông Y chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và có đáp ứng tốt với việc điều trị viêm gan làm hết các chứng mụn nhọt mẩn ngứa rôm sảy. Khi sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với nhau, chúng có tác dụng làm giảm quá trình peroxide hóa lipid ở tế bào gan, nâng cao miễn dịch và bảo vệ tế bào gan và tái tạo các tế bào gan mới.

Chi tiết xin vui lòng xem tại đây: JoBee Thanh nhiệt mát gan

Trả lời