Theo kết quả nghiên cứu, có tới trên 20% số chị em trên 30 tuổi có biểu hiện rỉ nước tiểu không tự chủ, trong đó có khoảng 80% là bị són tiểu gắng sức. Đây là một loại bệnh lý hay bị bỏ qua, nhất là với phụ nữ phương Đông thường ngại ngùng khi phải thổ lộ với người khác. Tuy nhiên, chuyện khó nói ấy nếu được nói ra thì việc chạy chữa, khắc phục không có gì phức tạp.
Són Tiểu là gì?
Theo Bác sỹ Lê Sĩ Trung – Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội:
Són tiểu không tự chủ qua đường niệu đạo là hậu quả của sự mất cân bằng giữa lực giữ nước tiểu của niệu đạo với lực co bóp để thải nước tiểu của bàng quang. Són tiểu gắng sức là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn khi hoạt động gắng sức.
Són tiểu không tự chủ có thể xảy ra cả ở phụ nữ trẻ tuổi và lớn tuổi, với tỷ lệ người mắc tăng dần theo độ tuổi, theo số con và cân nặng của trẻ được sinh ra. Thực tế, 1/5 chị em trên 35 tuổi có biểu hiện rỉ nước tiểu không tự chủ. Trong số đó 80% là “són tiểu khi gắng sức”.
Phân loại són tiểu
Chứng són tiểu được phân thành 4 loại khác nhau theo nguyên nhân:
- Són tiểu khi gắng sức (80%): Xảy ra khi xách một vật nặng, ho, leo cầu thang, chơi thể thao, khiêu vũ, v…v…
- Són tiểu do bàng quang không ổn định: Đột nhiên rất buồn đi tiểu mà không thể kìm được dù chỉ trong vài phút dẫn đến rỉ nước tiểu (đái gấp) thường xảy ra khi nghe tiếng nước chảy hoặc rửa tay bằng nước lạnh.
- Són tiểu hỗn hợp: Phối hợp giữa són tiểu gắng sức và són tiểu do đái gấp
- Són tiểu do ứa tràn nước tiểu: Luôn cảm thấy trong bàng quang có đọng nước tiểu, muốn đái hết mà không thể. Nước tiểu thường rỉ ra với số lượng ít, có thể cả ngày lẫn đêm.
Chị em nghĩ gì về són tiểu?
Nhiều người cứ tưởng rằng, chứng bệnh này chỉ xảy ra với phụ nữ cao tuổi, đã mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố dẫn đến việc giảm nuôi dưỡng máu, thiểu sản niêm mạc niệu đạo, âm đạo, teo và nhão cơ vùng đáy chậu, v.v Nhưng trên thực tế bệnh són tiểu không tự chủ còn xuất hiện ở các bạn gái trẻ, những người có hoạt động thể lực mạnh, nhất là vận động viên, diễn viên múa… Rộng hơn, có thể kể đến nhóm chị em chửa đẻ với thai có trọng lượng lớn, trên 3,7kg, hoặc đầu thai nhi quá to. Ngoài ra, các em nhỏ thuộc lứa tuổi học đường có thói quen cố nhịn đi vệ sinh, lâu ngày cũng là một lý do gây ra bệnh són tiểu ở trẻ em.
Đa số chị em chấp nhận “sống chung” với nó trong im lặng. Với thanh thiếu nữ thường ngại ngùng không dám thổ lộ ngay cả với người thân. Với chị em đã “quá thì” lại cạn nghĩ, cho rằng đó là sự tất yếu khi tuổi cao. Chỉ khoảng 1/5 số chị em đến khám dám nói thẳng vào “vấn đề”, cho thấy rào cản tâm lý trên là phổ biến!
Bị són tiểu phải làm thế nào?
Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, nhóm các bác sỹ chuyên khoa tiết niệu đã áp dụng thành công phương pháp TOT cho trường hợp đầu tiên là một phụ nữ Việt Nam vào ngày 11/4/2001. Dưới gây tê tại chỗ, qua một vết trích nhỏ ở thành trước âm đạo, bác sỹ phẫu thuật đưa vào một dải băng tổng hợp (Bandelette prolene) đỡ phần sau niệu đạo nhằm tạo ra một vùng đệm tựa chắc chắn thay thế cho vòng cơ đã rão yếu. Khi gắng sức, áp lực ổ bụng tăng lên sẽ ép niệu đạo vào vùng này làm bịt tắc lòng niệu đạo và sẽ chặn lại dòng tiểu són ra.
Tuy nhiên, dù cho phương pháp phẫu thuật có hiệu quả đến đâu nhưng cũng gây những e ngại nhất định cho người bệnh. Ngoài vấn đề liên quan đến chi phí phẫu thuật tốn kém, việc phẫu thuật cũng gây ra những phiền toái nhất định cho người bệnh. Do vậy, việc điều trị dứt điểm căn bệnh són tiểu mà không cần đến phương pháp phẫu thuật là mong mỏi của tất cả những người bệnh.
Điều quan trọng là trong kho tàng y học phương Đông, căn bệnh tiểu không tự chủ đã được biết đến từ lâu và có phương pháp điều trị hiệu quả dựa trên sự nghiên cứu và hiểu biết tận gốc của căn bệnh. Theo lý luận của y học phương Đông, phổi hay còn gọi là phế là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ (quan hệ biểu lý) với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự vận động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Do vậy, nếu chức năng của phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật bị rối loạn thì hoạt động của bàng quang sẽ không ổn định, gây ra bệnh tiểu không tự chủ. Hiểu được tác nhân chính gây ra căn bệnh tiểu không tự chủ sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị thực sự hiệu quả và an toàn.