Bà bầu nên hay không nên uống nước dừa?

Các bà bầu truyền tai nhau bí quyết tăng nước ối bằng cách uống nước dừa thường xuyên, thậm chí là thay nước uống bình thường. Tuy nhiên, tác dụng cụ thể của nước dừa đến đâu và uống nước dừa như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bà bầu các kiến thức này vô cùng hữu ích này.

ba-bau-nen-hay-khong-nen-uong-nuoc-dua
1. Lợi ích của nước dừa với các bà bầu:
Theo các bác sỹ sản khoa, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được tác dụng của nước dừa trong các trường hợp thiểu ối. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được các tác động tích cực của nước dừa đến sức khỏe của phụ nữ mang thai:
–  Nước dừa là một loại “thuốc” lợi tiểu tự nhiên, giúp các bà bầu ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi thận, giảm phù và giảm huyết áp đối với người bị tăng huyết áp.
– Giúp giảm tình trạng táo bón ở bà bầu, cải thiện các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi, ợ nóng do tăng tiết axít dạ dày khi mang thai.
– Giúp bổ sung nước, điện giải bị hao hụt trong cơ thể bà bầu.
– Nước dừa cũng rất giàu axit lauric, một hợp chất được nhắc đến rất nhiều với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh.
2. Uống nước dừa như thế nào cho đúng cách:
– Trong thời gian 3 tháng đầu, bà bầu không nên uống nước dừa bởi nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên đến tháng thứ 4 thì bạn đã có thể uống nước dừa vì những lợi ích của nó như đã nói ở trên.
– Do nước dừa có tác dụng lợi tiểu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm nên không uống trước khi đi ngủ.
– Nên chia nhỏ lượng nước dừa và uống rải rác trong ngày, không nên uống hết một lúc.
– Không uống nước dừa đã để qua đêm dù để trong tủ lạnh.
– Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột.
– Tốt nhất là uống nước dừa nguyên chất không pha thêm đường, muối hay đá lạnh vào để đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe bà bầu.

Trả lời