Mọi người thường cho rằng trẻ nhỏ sẽ không thể bị mắc chứng khó ngủ, mất ngủ. Thực ra quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì trẻ cũng rất có thể bị mất ngủ, khó ngủ.
Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy: Có khoảng 1/4 số trẻ bị mắc chứng khó ngủ, mất ngủ với mức độ khác nhau. Chứng khó ngủ xuất hiện ở trẻ em 9 tháng tuổi là 22%, 1-2 tuổi là 15-20%, và 3 tuổi trở lên là 16%. Chứng thường xuyên thức giấc giữa đêm ở trẻ em 9 tháng tuổi là 42%, 1-2 tuổi là 20-26%, và 3 tuổi trở lên là 14%.
Vậy tại sao trẻ bị mất ngủ?
Bé gặp các vấn đề:
– Bé mọc răng
– Bé bị viêm họng, bị viêm tai.
– Bé bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa
– Bé bị sốt, ho về đêm, viêm phổi, viêm hô hấp
– Cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về trường học hoặc cuộc sống gia đình
– Bé sợ bóng tối, nên không dám ngủ, ngủ hay gặp ác mộng.
– Có các tác động bên ngoài (đông người, ồn ào, mùi hương khó chịu…) cũng dễ khiến bé khó ngủ hay mất ngủ trong vài ngày.
Có thể lý giải nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ em là do: Hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ và chưa ổn định, nên chưa tự điều chỉnh được giờ giấc, trẻ hay giật mình, các dây thần kinh của trẻ nó chưa hoàn thiện đầy đủ, mọi kích thích nhẹ bên ngoài đều làm cho trẻ giật mình, khó chịu.
Nhu cầu ngủ trung bình của trẻ em:
– Trẻ mới lọt lòng, ngủ tới 16 tiếng.
– 12 tháng tuổi: 13,5 tiếng
– Trẻ 2 tuổi: 13 tiếng
– Trẻ3 tuổi: 12 tiếng
– Trẻ 5 tuổi: 11 tiếng.
Tới 18 tháng, ban ngày trẻ ngủ từ 2 tới 4 giấc. Ngoài 18 tháng, ban ngày trẻ thường ngủ một giấc dài buổi trưa từ 2 – 3 giờ.
Xin lưu ý rằng, đây chỉ là thời gian ngủ trung bình của trẻ em mà thôi. Tuỳ theo điều kiện ánh sáng, môi trường, thói quen… thời gian ngủ của từng em có thể khác nhau
Biểu hiện mất ngủ ở trẻ là gì?
Ngủ ít
Trằn trọc, khó ngủ
Thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ.
Khó khăn thức dậy mỗi ngày
Ngủ gáy
Giảm hoạt động ban ngày
Trong khi ngủ: Mộng du, gặp ác mộng…
Ảnh hưởng mất ngủ lên sự phát triển của trẻ như thế nào?
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục phát triển não.
Trẻ thiếu ngủ thường không ngoan ngoãn và có thể sẽ bị mất tập trung trong giờ học ở trường.
Các trẻ không được tạo thói quen ngủ ngon và đủ giấc thường hay quấy, mệt mỏi và cáu kỉnh. Các trẻ dễ nổi cáu, chậm chạp, khó ăn và kém hòa đồng. Cân nặng của trẻ sẽ thấp hơn bình thường. Đối với những trẻ chập chững biết đi, giấc ngủ sẽ êm đềm hơn. Tính hiếu động, lơ đễnh, hay khóc nhè, và khó chịu thường là biểu hiện của tình trạng thiếu ngủ. Ở người lớn và một vài trẻ em, thiếu ngủ có thể gây ra hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn , mệt mỏi, thể trạng kém và phản xạ chậm.
Tiếng khóc của trẻ – nhất là về đêm, đều dễ làm cho các bậc bố mẹ lo lắng và ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ của cả gia đình.