Trong cuộc sống hàng ngày nhiều người quan niệm táo bón chỉ là hiện tượng thường gặp gây khó chịu trong việc đi đại tiện mà không biết rằng việc táo bón thường xuyên và kéo dài có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân.
Táo bón là hiện tượng phân khô cứng bị ứ tắc trong lòng đại tràng gây cảm giác khó đi tiêu cho người bệnh. Nguyên nhân gây táo bón đến từ nhiều yếu tố nhưng tập trung chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý (nhiều chất đạm, tinh bột, ít chất xơ), uống ít nước, thói quen ngồi nhiều ít vận động làm nhu động ruột giảm, uống các thuốc gây tác dụng phụ táo bón.
Vậy táo bón gây những hậu quả gì?
- Phân là chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ thể. Việc phân ứ đọng lâu trong ruột già sẽ tích tụ nhiều chất độc hại cặn bã trong cơ thể. Những độc tố này có thể được hấp thu ngược lại vào hệ tuần hoàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch và hệ thần kinh, não bộ. Điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
- Táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trĩ. Khi bị táo bón, người bệnh có thói quen rặn ỉa làm tăng áp lực lên thành mạch là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sa búi trĩ.
- Hiện tương ứ đọng phân trong đại tràng làm tăng khả năng tiếp xúc với yếu tố gây ung thư của niêm mạc ruột già. Một số tài liệu chứng minh rằng 10% người bị táo bón có nguy cơ bị ung thư đại tràng.
- Đối với phụ nữ, việc ư đọng phân làm tăng lượng độc tố tồn đọng trong cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn nội tiết và mất cân bằng các nguyên tố vi lượng, xuất hiện sắc tố da, ngứa, khô tóc và dễ bị nám, mụn trứng cá cũng như các vấn đề khác.
- Đối với trẻ em, táo bón khiến cảm giác bụng đầy chướng, chán ăn. Lâu dần sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng mà khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ càng chán ăn. Đây là 1 vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ bị táo bón cần điều trị ngay.
Do đó, phòng ngừa và điều trị táo bón một cách hiệu quả không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày cho người bệnh mà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác đem lại một sức khỏe toàn diện hơn.