Bệnh đái dầm ở trẻ em và cách chữa trị
Về phương diện sinh lý, trẻ nhỏ có thể kiểm soát đại, tiểu tiện vào thời kỳ từ 17 tháng tuổi trở đi. Từ 5 tuổi trở lên, nếu trẻ vẫn đái dầm thì đó là dấu hiệu bệnh lý, cần điều chỉnh. Trẻ tới 5 tuổi vẫn đái dầm liên miên, đó là đái dầm loại 1 (chiếm khoảng 15-20%). Trẻ từ 5-12 tuổi, có lúc đã khỏi được 6 tháng, rồi bị trở lại, là đái dầm loại 2 (khoảng 3-8%). Một số ít trẻ đã lớn, thậm chí ở tuổi vị thành niên vẫn còn đái dầm. Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái có nguy cơ cũng bị bệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh đái dầm thì nguy cơ lên tới 70-75%.
Nguyên nhân bệnh đái dầm ở trẻ có thể do
- Khả năng phát triển bàng quang không tốt, bàng quang quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được hoạt động của bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh.
- Đái dầm gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chức năng nhận thức của trẻ: trẻ dễ rơi vào trạng thái u uất, mặc cảm, kém tự tin, nặng hơn có thể bị suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và trí tuệ.
- Y học cổ truyền xét đái dầm thuộc phạm vi chứng di niệu… Nguyên nhân là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, co bóp của bàng quang rối loạn. Phép chữa thường là điều bổ chức năng của tạng thận, làm vững chắc khí lực vùng hạ tiêu, điều hòa sự co bóp của bàng quang.
Bài thuốc trị đái dầm trong Đông y
Phương “Tang phiêu tiêu tán”:
- Thành phần: tang phiêu tiêu, đương quy, quy bản, đảng sâm, viễn chí, phục thần, cam thảo.
- Công dụng: điều bổ tâm thần, cố tinh, chỉ di niệu (trị đái dầm).
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ trị chứng di niệu ( đái dầm, đái són, đái nhiều lần) do tâm thận bất túc.
- Tang phiêu tiêu bổ thận cố tinh, chỉ di niệu là chủ dược (quân).
- Đảng sâm, Phục thần, Viễn chí định tâm an thần làm thần.
- Quy bản, Đương qui dưỡng huyết, tư âm làm tá.
- Cam thảo có tác dụng dẫn thuốc làm sứ.
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng điều hòa tâm thận, bổ ích khí huyết, định tâm an thần cố tinh, chỉ di niệu.
JoBee – Trị đái dầm xuất xứ từ bài thuốc y học cổ truyền “Tang phiêu tiêu tán” gia giảm thêm Ích trí nhân và Ngũ vị tử (bổ thận, an thần) có tác dụng bổ khí, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, giúp định tâm và điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật.