I. Hệ miễn dịch của trẻ
- Hệ miễn dịch của trẻ được chia làm hai loại: hệ miễn dịch tự nhiên và hệ miễn dịch thu được.
– Hệ miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo vệ có sẵn của trẻ và được truyền từ mẹ sang con. Khả năng này có ngay từ lúc mới sinh và không cần phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với các yếu tố lạ.
– Miễn dịch tự nhiên đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt VSV trước khi chúng kịp nhân lên trong cơ thể, nhờ đó mà hệ miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình thành.
- Hệ miễn dịch đặc hiệu xuất hiện khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên (vi khuẩn, virus). Hệ miễn dịch đặc hiệu bao gồm miễn dịch đặc hiệu chủ động và miễn dịch đặc hiệu thụ động.
– Miễn dịch đặc hiệu chủ động:
Là do hệ miễn dịch của bản thân cơ thể đó sinh ra khi có kháng nguyên kích thích. Kháng nguyên có thể được chủ động đưa vào cơ thể (tiêm vaccine) hoặc vô tình xâm nhập vào cơ thể.
– Miễn dịch đặc hiệu thụ động: có được nhờ kháng thể được truyền từ ngoài vào. Kháng thể được truyền từ mẹ sang con qua rau thai hoặc qua sữa hoặc được đưa vào cơ thể như dùng liệu pháp huyết thanh.
- Miễn dịch tự nhiên có trước ngăn cản VSV trước khi chúng kịp nhân lên trong cơ thể và nhờ đó mà hệ miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình thành và đóng vai trò chủ chốt.
II. Sức đề kháng – “ Áo giáp bảo vệ” cơ thể
Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu, bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…, đồng thời, sau khi chào đời rời khỏi mẹ thì nguồn kháng thể của mẹ truyền sang bị ngưng đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó. Lúc này rất cần thiết sự hỗ trợ kháng thể của người mẹ có trong sữa mẹ và chính sữa mẹ là nguồn kháng thể vô cùng quan trọng cho trẻ sơ sinh và cả những tháng ngày sau đó.
Bên cạnh việc nên cho trẻ bú sữa mẹ là quá trình nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt thì cần cho trẻ ngủ tốt (trẻ 1- 2 tuổi cần ngủ từ 12 – 15 giờ, khi trẻ tăng thêm 1 tuổi thì số giờ trẻ ngủ giảm đi 1 giờ.
Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Nên cho trẻ tiếp xúc với nắng mặt trời lúc sáng sớm để hấp thụ vitamin D từ thiên nhiên. Kết hợp với việc tiêm vacxin để tăng cường hệ miễn dịch thụ động và sử dụng các dược chất từ bên ngoài để hỗ trợ nâng cao miễn dịch, tăng sức đề kháng đó là: Thymomodulin, betaglucan, kẽm, lysine, ….
Sản phẩm Jobee – Tăng cường miễn dịch
Với các thành phần:
1. Thymomodulin
Thymomodulin có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao, chứa nhiều loại peptid với phân tử lượng thay đổi từ 1-10 kD.
Thymomodulin giúp làm chín các tế bào lympho T, tăng cường chức năng của các tế bào lympho T trưởng thành và làm tăng rất mạnh chức năng của các tế bào lympho B và đại thực bào
2. Beta glucan:
– Beta glucan là một polysaccharide (tức là một chuỗi của các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-glycosid).
Vai trò của betaglucan:
1, Kích hoạt các tế bào của hệ miễn dịch để đảm bảo cho chúng hoạt động ở mức tối ưu
2, Làm gia tăng nhanh chóng số lượng các tế bào miễn dịch đặc biệt là đại thực bào Macrophage và các tế bào “NK”
3. Lysine
Lysine (L- Lysine) là một trong 12 acid amin thiết yếu cần thiết của cơ thể, là thành phần quan trọng của tất cả các protein trong cơ thể, có tác dụng lớn trong việc tăng cường khả năng hấp thu và duy trì canxi, ngăn cản sự bài tiết của khoáng chất này ra ngoài cơ thể, phục hồi sau chấn thương hay phẫu thuật, tổng hợp các hoormon, enzyme và các kháng thể. Do đó, Lysine thực sự rất quan trọng trong viêc hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh loãng xương, kích thích trẻ ăn ngon, gia tăng chuyển hóa và hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng.
4. Kẽm
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ