1. Cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ của mắt.
Cận thị do nhãn cầu bị dài ra hoặc do độ tụ của mắt tăng hơn bình thường. Tiêu cự của mắt không nằm trên võng mạc mà nằm trước võng mạc, trong thủy tinh dịch. Khi các cơ thể mi đã giãn hết thì không còn cơ chế nào để làm giảm độ tụ của mắt nữa. Trường hợp này mắt không thể điều tiết để cho ảnh của một vật ở xa nằm đúng trên võng mạc, nhưng khi vật lạ gần hơn thì mắt có thể tăng độ tụ để ảnh nằm đúng trên võng mạc.
Để sửa tật cận thị người ta phải đeo kính phân kỳ để giảm trị số khúc xạ của thủy tinh thể, nhờ vậy mà ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc.
2. Nguyên nhân gây cận thị?
- Di truyền: Nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 đi ốp trở lên, khả năng bệnh di truyền sang trẻ là 100%.
- Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng thấp khi sinh: Hầu hết những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều bị cận thị ở giai đoạn từ học vỡ lòng đến tuổi thiếu niên.
- Trẻ thiếu hoặc ít ngủ: Thiếu ngủ hay ngủ quá ít dễ khiến trẻ bị mắc cận thị từ sớm.
- Trẻ đọc sách nhiều, trẻ ngồi học sai quy cách khi để mắt quá gần sách lâu ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn các trẻ khác.
- Trẻ xem tivi nhiều và ngồi gần tivi ở khoảng cách dưới 3m.
3. Triệu chứng bệnh cận thị?
- Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém.
- Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m.
- Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn rõ chữ.
- Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng.
- Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
- Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ hình, tập đọc…