5 bài thuốc đơn giản trị rôm cho bé nhất định mẹ phải biết

Rôm sảy tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây phiền toái, khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh về rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa là sử dụng những loại Thảo dược truyền thống đã được mọi người tin dùng.

1. Trị rôm sảy bằng mướp đắng
mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, có vị đắng, hàm lượng vitamin C đứng đầu trong các loại rau, dưa, bí nên có tính mát, hơi hàn. Vì thế, từ xưa cổ cho tới nay, các bà mẹ vẫn trị rôm sảy cho con bằng cách: giã nát 2 quả mướp đắng, cho bã vào miếng vải buộc thật chặt, sau nấu lấy nước cho bé tắm. Chỉ cần duy trì đúng, đều đặn trong 7 ngày, các nốt rôm sảy trên cơ thể bé sẽ lặn hết.

2. Trị rôm sảy bằng lá khế

la khe

Lấy 1 nắm lá khế, ngâm rửa thật sạch, tuốt bỏ phần gân cứng, xay hoặc giã nát với 1 chút muối hạt. Sau đó, mẹ đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục phương pháp này trong 3 – 4 ngày là mẹ có thể “thở phào” vì vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.

3. Lá dâu tằm

 cách trị rôm sẩy

Lấy 1 nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra và tắm cho bé. Lưu ý, mẹ nên đun nhiều nước dâu tằm một chút để dùng chính nước dâu tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, các mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục trong vài ngày là rôm không mọc nữa và những nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.

4. Gừng tươi

9-cach-tri-rom-say-an-toan-hieu-qua-cho-be-5-d6ae5d8e-b683-4b39-b1e9-e08ae6a8f6cf

Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.

5. Trị rôm sảy bằng bằng cây sài đất

SÀI ĐẤT
  • Chỉ cần đặt lá sài đất vào chậu nước ấm nóng, dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé,  sau đó tắm lại lần cuối bằng nước trắng, trong ít nhất 1 tuần, sẽ thấy rõ hiệu quả. Bởi sài đất là loại cỏ mọc lan bò, thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ, cánh hoa vàng tươi, mọc hoang ở nhiều tỉnh trong cả nước. Cây có vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị rôm sảy, sưng tấy ngoài da, mụn nhọt, ghẻ lở.
  • Tuy nhiên, công đoạn đó mất khá nhiều thời gian, đặc biệt là tìm kiếm lá sài đất không đơn giản chút nào. Vì thế, để giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả thực sự, Công ty cổ phần dược phẩm An Hưng sản xuất ra sản phẩm Jobee Thanh nhiệt mát gan . Sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ cây Sài đất và một số lược diêu quý khác chống viêm, kháng khuẩn cực hiệu quả. Chỉ sau khi sử dụng 3 – 4 ngày, bệnh rôm sảy sẽ hoàn toàn khỏi trên da của bé.

CHÚ Ý: 

  • Ngoài ra, mẹ có thể dùng nước chanh, nước dừa tươi, lá kinh giới, hạt cây thì là, lá rau má, lá tía tô, nha đam… trị rôm cho bé cũng rất hiệu quả.
  • Đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con. Cách này có thể loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.
  • Mẹ tuyệt đối không tắm lá khi da bé bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ, sưng tấy… Lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm qua cho con bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là “tắm tráng” lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da.
  •  Không đun nước lá quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì bột lá có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh/muối có thể kích ứng da bé, khiến bé bị xót, rát da.
  •  Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế cho con ra nắng và cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ.
  •  Không cho trẻ ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,… cần cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.

Trả lời