Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi trong bào thai, và trong quá trình trẻ bú mẹ. Các kháng thể được truyền từ mẹ sang bé, có tác dụng bảo vệ bé tạm thời. Giai đoạn trẻ ngừng bú mẹ và bắt đầu ăn dặm, số lượng kháng thể suy giảm nhanh chóng theo thời gian. Hệ miễn dịch của bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện nên bé dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn, virut tấn công. Biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển thể chất và trí tuệ là một trong những hệ lụy đối với những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu.
Bên cạnh các biện pháp giúp bé tăng hệ miễn dịch như: cho bé ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh, tập luyện thể dục thể thao…các bà mẹ cần bổ sung một số thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ như:
1. Thịt bò – cung cấp kẽm tăng sức đề kháng
Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.2. Nấm – hồi sinh các tế bào máu cải thiện hệ miễn dịch
Nấm hương còn được coi là “cao lương mỹ vị”, là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao. Trong nấm hương không những có chứa axit béo không bão hòa cao, mà còn chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Nấm hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Nấm có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn, như thêm vào mì, xào với dầu hoặc thêm trứng hay trong pizza. Về cơ bản, đã qua sơ chế hay chế biến, nấm vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của mình và cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.3. Khoai lang
Để nâng cao sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất, trong chế độ ăn hàng ngày, các mẹ cần cho trẻ ăn các món ăn được chế biến từ khoai lang như canh khoai lang, thái nhỏ khoai lang nấu cháo, bánh khoai lang,…4. Sữa chua
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của bé. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, có tác dụng giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ dùng sữa chua có nguy cơ mắc cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% các bé không dùng. Để thay đổi hương vị, mẹ có thể bỏ trái cây vào sữa chua để tăng thêm độ thơm ngon.
5. Chè xanh – tăng cường vi khuẩn có lợi
Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Trong đó bao gồm cả khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày là cách để kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.7. Cá bổ sung omega-3 tăng cường sức đề kháng