Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các enzym chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.
- Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là một khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Sắt tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng ion Ferrous (hóa trị 2) và Ferric (hóa trị 3). Phần lớn sắt trong cơ thể tham gia vào cấu trúc của hemoglobin (tế bào hồng cầu) và myoglobin (thành phần của sợi cơ). Trong cả hai tế bào này, sắt có vai trò: Nhận, giữ và giải phóng oxy. Ngoài ra, sắt tham gia vào thành phần của một số enzym: catalase, peroxydase và các cytochrome… Nó đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng sinh ra năng lượng, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.
Do đó thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.
2. Nhu cầu sắt và sự phân bố sắt trong cơ thể
Trong cơ thể, nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20-25mg sắt. Tuy nhiên hầu như toàn bộ lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu đều được tái sử dụng từ quá trình phân huỷ hồng cầu già. Do đó chỉ cần 1mg sắt/ngày là đủ bù lại lượng sắt mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi và tế bào biểu mô bong ra. Nhu cầu sắt trong cơ thể sẽ tăng lên trong một số trường hợp mất máu qua các chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, có thai, cho con bú, trẻ em tuổi dậy thì……
Phân bố sắt trong cơ thể người
Nam Nữ
Ferritin và hemosiderin 12 6
Myoglobin 5 4
Các Enzym chứa sắt 2 2
Sắt gắn với transferrin <1(0.2) <1(0.2)
3. Quá trình hấp thu sắt
Trong thức ăn, sắt ở dưới dạng ferric (Fe3+). Sắt có thể ở dưới dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Sắt có thể nằm dưới dạng hydroxid hoặc liên hợp với protein … Hàm lượng sắt khác nhau trong từng thức ăn nhưng nhìn chung các thức ăn từ thịt chứa nhiều sắt hơn các thức ăn thực vật, trứng hay sữa. Khẩu phần ăn hàng ngày trung bình có chứa khoảng 10-15 mg sắt.
Chỉ có khoảng 5-10% sắt trong thức ăn được cơ thể hấp thu (tỷ lệ này có thể tăng lên đến 20-30% trong trường hợp thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu sử dụng sắt như ở phụ nữ có thai).
Với thức ăn thực phẩm, lượng sắt cơ thể hấp thu từ thức ăn dưới 5%. Còn đối với thịt lượng sắt cơ thể hấp thu từ thức ăn khoảng 16-22%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt trong cơ thể
Chât hỗ trợ hấp thu sắt | |
Chất | Thực phẩm cung cấp |
MFP factor (yếu tố meat, fish, poultry) | Thịt, cá, thịt gia cầm |
Vitamin C | Trái cây, rau quả tươi |
Citric acid | Chanh, cam, bưởi |
Lactic acid | Sữa chua |
Clorhydric acid | Dịch dạ dày |
Đường | Thức ăn ngọt |
Chất cản trở hấp thu sắt | |
Chất | Thực phẩm cung cấp |
Phytate | Tinh bột |
Chất xơ | Rau, củ, hạt ngũ cốc |
Oxalate | Rau bó xôi, Rau chân vịt |
Canxi và phosphor | Sữa |
EDTA | Phụ gia thực phẩm dùng để tạo tinh thể và tạo màu thực phẩm |
Tanic acid (Tanin) | Trà, cà phê, vỏ trái cây có vị chát |
(Nguồn: Dinh dưỡng học-Nhà xuất bản Y học)
Trong các yếu tố này, các yếu tố có tác dụng mạnh nhất là yếu tố MFP, vitamin C và phytate. Ngoài ra nếu niêm mạc ruột bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào (Viêm ruột mạn, viêm ruột cấp, …) sự hấp thu sắt đều bị ảnh hưởng.