Số giờ ngủ tiêu chuẩn của bé

1. Ngủ là gì?

so-gio-ngu-tieu-chuan-cua-be
Ngủ là trạng thái sinh lý không có ý thức và có thể thức tỉnh trở lại do kích thích cảm giác hoặc các kích thích khác.
Người đang ngủ không biết mình đang tồn tại, đang sống, không biết mình đang nhận thông tin từ môi trường ngoài nên không có nhận thức từ môi trường xung quanh, người ngủ thường không suy nghĩ.

2. Tác dụng sinh lý của giấc ngủ
Tác dụng của giấc ngủ sinh lý đối với hệ thần kinh
Ngủ giúp phục hồi hoạt động thần kinh tâm thần bình thường và phục hồi cân bằng giữa các phần của hệ thần kinh trung ương.
Thức lâu thường làm giảm chức năng tâm trí, thậm chí có hành vi bất thường. Mất ngủ kéo dài thì uể oải, lờ đờ, tư duy chậm chạp hẳn, thậm chí nếu mất ngủ quá kéo dài thì có rối loạn tâm thần.
Tác dụng của giấc ngủ đối với các phần thân thể ở ngoại vi
Khi thức, các chất có tính tăng hưng phấn giao cảm được tiết ra, tăng hưng phấn giao cảm làm tăng tần số xung tới cơ làm tăng trương lực cơ.
Khi ngủ, chất có hoạt tính phó giao cảm tăng cao hơn nên huyết áp giảm, mạch chậm, giãn mạch da, đôi khi có tăng nhu động dạ dày ruột, giãn cơ vân, chuyển hóa cơ sở giảm từ 10-30%. Bởi vậy, đối với toàn cơ thể giấc ngủ có tác dụng phục hồi sức khỏe.
Giấc ngủ của trẻ diễn ra như thế nào?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục phát triển não.
Khác với mọi người lầm tưởng ngủ sâu là “ngủ yên” (quite sleep). Thật ra giai đoạn trong giấc ngủ khi não phát triển là giai đoạn “ngủ động” (active sleep – REM rapid eye movements) là khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể. Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái “ngủ động” (trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ), giúp não hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ.
Vậy các mẹ có không nên lo lắng khi bé vặn vẹo khi ngủ.
Tương ứng với mức độ trưởng thành của não (> 5 tuổi), tỉ lệ “ngủ động” trong giấc ngủ sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên.
Nhu cầu ngủ mỗi ngày có thể thay đổi khác nhau (có thể từ 10 giờ đến 19 giờ) mỗi ngày và không có nghiên cứu khoa học nào đưa ra số giờ ngủ tối ưu chung cho tất cả các bé.

3. Vậy bé ngủ bao nhiêu là đủ
Bảng thông số dưới đây có tính tham khảo về số giờ ngủ thông thường trong 24 giờ của bé và cho thấy bé càng lớn càng ngủ ít đi:

Ở trẻ, trẻ thường ngủ thành nhiều giấc ngắn chứ không ngủ một giấc dài như ở người lớn. Các mẹ có thể giữ một cuốn sổ nhỏ để ghi lại giờ ngủ của con trong ngày để biết số giờ bé thật sự ngủ được dù là những giấc dài hay lắt nhắt cộng lại.
Với trẻ giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vậy nên các mẹ hãy chú ý đến giờ ngủ có bé để kiểm tra liệu bé ngủ đã đủ chưa và có cách khắc phục kịp thời nhé.

Trả lời